ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THANH TUẤN

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Giới thiệu Dê núi Ninh Bình

Dê núi Ninh Bình là tên gọi thông dụng của các món đặc sản ẩm thực được chế biến từ thịt dê sống ở miền núi đá vôi Ninh Bình như tái dê, lẩu dê, dê xào lăn, dê nướng... Loại đặc sản ẩm thực này phát triển khá mạnh ở Ninh Bình và là một trong những đặc sản tiêu biểu của địa phương.

Ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Hạ Long, Đồng Nai cũng có nhiều các nhà hàng chuyên kinh doanh đặc sản với thương hiệu “dê núi Ninh Bình”
Thịt dê núi Ninh Bình có đặc trưng săn chắc, ít mỡ và có vị thơm. Người ta cho rằng sở dĩ như vậy vì ở Ninh Bình có nhiều núi đá, dê chạy nhảy nhiều nên cơ thịt săn chắc, ít mỡ hơn hẳn dê chăn thả trên đồi. Mặt khác, với địa hình đặc trưng của núi đá vôi ngập nước có rất nhiều các loại rau cỏ thích hợp là thức ăn cho dê, tạo nên chất lượng và vị ngon của thịt dê. Một số nguyên liệu và đặc sản sở tại khác cũng góp phần làm nổi bật các món thịt dê Ninh Bình phải kể đến các loại rau ăn kèm đặc trưng địa hình núi đá, rượu Kim Sơn, rượu cần Nho Quan và cơm cháy Ninh Bình. Ở Ninh Bình có rất nhiều những nhà hàng chuyên về thịt dê với những bí quyết chế biến “gia truyền”. Đây cũng là món đặc sản được địa phương xây dựng thành thương hiệu ẩm thực của mình.


   Trân trọng!    
Nhà thuốc An Việt

Bí quyết sử dụng cao sơn dương của bà cụ 85 tuổi

(Theo báo Khoa học & Đời sống, số 129 ra ngày 27/10/2011)


Bí quyết sử dụng Cao sơn dương của cụ bà 85 tuổi

Dù đã bắt đầu bước sang tuổi 85 nhưng những ai gặp bà Nguyễn Thị Hảo (số nhà 1, ngõ 196 Cầu Giấy) đều bất ngờ bởi sự nhanh nhẹn, khỏe mạnh cũng như trí nhớ minh lạc. Bà tâm sự, để có sức khỏe như ngày hôm nay một phần là nhờ tinh thần luôn vững vàng, lạc quan cũng như bí quyết sử dụng Cao sơn dương của bà. 

Không bao giờ bi quan
Bà Nguyễn Thị Hảo tâm sự, trời vốn ban cho bà sức khỏe nên từ trước đến nay bà rất khỏe mạnh. Thế nhưng, từ đầu năm 2011 cơ thể bỗng “trở chứng”. Chân tay bỗng nhiên đau nhức, khó đi lại hay cầm nắm vật gì. Những hôm thời tiết thay đổi, chân bà nặng trịch như mang hai cục đá phía dưới, không thể nhấc lên. Vốn là người ham làm, tự chăm sóc đời sống cho hai vợ chồng già đều đã ngoài 80, nên khi mỏi tay, đau chân cuộc sống của bà trở nên bất tiện khiến tâm lý cả hai ông bà bức bối, khó chịu. Các con bà thấy thế đều đề xuất thuê người giúp việc, mời người về chữa bệnh nhưng bà nhất định không cho.
Bà Hảo chia sẻ, bản thân cũng biết do tuổi cao nên xương đã bị lão hóa, nhưng không vì thế mà suy nghĩ bi quan. Bản thân luôn nghĩ, nếu nỗ lực luyện tập, uống thuốc và ăn uống phù hợp thì bệnh sẽ khỏi.

Để thực hiện quyết tâm đã nêu ra, bà Hảo tích cực thay đổi thói quen của cuộc sống. Hàng ngày dù chân có đau đến mấy bà vẫn cố đi lại. Mỗi ngày, bà dành 1 tiếng để xoa bóp các huyệt và cơ. Bữa ăn hàng ngày bổ sung thêm chất dinh dưỡng và canxi nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ khớp. Ngoài ra, bà uống thêm thuốc dưỡng khớp, canxi. Thế nhưng cách làm này dường như khiến căn bệnh không tăng nhưng cũng không thuyên giảm. 

“Cách làm này vẫn không giúp tôi thuyên giảm được các cơn đau. Chỉ đến khi tôi uống thêm Cao Sơn dương  do Đông y Thanh Tuấn phân phối thì sức khỏe tiến triển rõ rệt”, bà Hảo nói.

Bí quyết pha cao sơn dương
Bà tâm sự: “Tôi đã đến thăm xưởng nấu cao của Đông y Phạm Ngọc. Cao sơn dương của Đông y Phạm Ngọc được chiết xuất từ nguyên xương cốt của con dê núi (loại dê sinh sống trên các núi cao, không phải dê nuôi). Vì thế, cao rất giàu canxi và các dưỡng chất giúp các khớp được cải thiện. Giờ đây, chân tôi không còn đau nhức, tay có thể cầm nắm các vật dụng để làm việc nhà bình thường. Nhờ uống cao đều đặn, nên dù bắt đầu bước sang tuổi 85, tôi vẫn cùng chồng gần 90 tuổi vui vẻ, lo toan việc nhà cũng như giúp đỡ các cụ trong câu lạc bộ dưỡng sinh khu vực Cầu Giấy”.
Bà Nguyễn Thị Hảo chia sẻ cách sử dụng Cao sơn dương để có hiệu quả cao như sau: Mỗi lạng cao được chia ra khoảng 20 viên cao. Tùy vào điều kiện có thể pha chế theo hai cách.

Cách 1: Mỗi ngày lấy một viên cao sơn dương cho vào bát con, cho thêm nước cơm và mật ong. Sau đó đặt hấp trong nồi cơm. Sau khi cao tan, cơm chín đưa ra uống nóng. 

Cách 2:  Dùng cả 20 viên cao để ngâm với một chai nhỏ rượu trắng. Sau một đêm cao sẽ tan ra, cho thêm mật ong vào đến độ ngọt nhẹ. Mỗi ngày uống khoảng 2 thìa cà phê vào buổi sáng vào đêm trước khi đi ngủ. Ước tính làm sao, mỗi lạng cao uống khoảng 20 ngày đến một tháng.

Để chia sẻ cùng bà Lê Thị Hảo, bạn đọc có thể liên hệ qua số điện thoại: 04.38337554.

Hoặc để được tư vấn:043 7366 999 – 0904 522 199   

Hiền Dung

Giấy Phép và Giấy Chứng Nhận




Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Cách nhận biết cao Dê Thật - Giả

nếu bạn tới Ninh Bình mà chưa dùng thử CAO DÊ NINH BÌNH thì thật là tiếc..!
Dê núi Ninh Bình - Cho Tình Xuân Viên mãn


Dê cỏ và dê nuôi công nghiêp



Một số thảo được chuẩn bị để chế biến CAO DÊ NINH BÌNH    

  
Chọn lọc phân loại xương Dê núi   

Xương dê núi Ninh Bình và xương dê thường   


 
Khi đập vỡ xương dê núi Ninh Bình cứng hơn và dày hơn rất nhiều   


Mặt trên và mặt dưới bánh CAO DÊ NINH BÌNH   

(vẫn còm nguyên lớp váng màu nâu hồng là lớp có họat chất tốt nhất   




  Nhìn vào bánh cao có màu đen nhưng khi cắt mỏng soi ngược sáng  
cao có mầu nâu trong hổ phách và lớp váng được phân định rõ ràng   


  
  Cao thường trên thị trường không có những đặc điểm trên  



Hoặc có mầu như thế này  



 Phạm Ngọc

Các bài thuốc từ Dê núi

Hỏi: Trước nay tôi vẫn thường dùng thịt dê, nghe nhiều người nói đây là vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe rất tốt. Xin bác sĩ cho biết một số công dụng cụ thể? (Lê Văn Kha - Củ Chi)

Trả lời: Tên khoa học Capra sp. Thuộc họ Sừng rỗng Bovidae.

a. Mô tả con vật:
Ở nước ta hiện nay có ba giống dê chính là dê Việt Nam, dê Ấn Ðộ và dê Mông Cổ. Gốc giống dê nuôi vốn là giống dê núi Capra prisca, sau giống dê này được thuần hóa, lai tạp với nhiều giống khác như dê núi Ấn Ðộ Capra aegagrus.
Dê Việt Nam chưa rõ nguồn gốc ở đâu, có hình vóc nhỏ, chỉ cao chừng 50cm, mình dẹ?, chân nhỏ, lông nhiều màu sắc, tai đứng, sừng hơi cong nhọn đưa về phía sau, dài từ 8-15cm, thỉnh thoảng có con sừng nhú hơi cong về phía trước. Dê đực mình ngắn, vạm vỡ, to hơn dê cái, đầu cổ và sống lưng có lông dài cứng, chùm râu cằm rậm, sừng dài, khi già có thể xoắn lại.
Dê Ấn Ðộ do người Pháp và Ấn Ðộ mang vào nước ta vào đầu thế kỷ 20, đã thích nghi với khí hậu Việt Nam. Dê Ấn Ðộ có thân dài và cao 80-90cm, trông mảnh khảnh, mắt thường lồi lên, tai to và rũ xuống, sừng ngắn hay không có sừng. Lông màu sẫm đen hoặc xám nhạt, vú to.
Dê Mông Cổ mới nhập vào nước ta khoảng vài chục năm gần đây. Mình vừa phải, to hơn dê ta nhưng nhỏ hơn dê Ấn Ðộ. Tai thẳng và mảnh, sừng dài, thẳng, hơi chếch về phía sau. Lông có màu trắng đen. Ðặc biệt lông có hai thứ: Lông thô dài cứng thò ra bên ngoài; Lông tơ ngắn mềm ở bên trong có thể dùng làm len.
b. Phân bố, thu hoạch và chế biến
Dê được nuôi từ lâu đời, có thể phát triển ở tất cả các vùng, nhất là trung du và miền núi, rừng núi đá như Cao Bằng, Lạng Sơn, Nam Ðịnh, Hà Nam, Ninh Bình. Dê đực 2-3 tuổi nhảy cái tốt nhất, dê cái 4-5 tháng đã có khả năng sinh sản nhưng tốt nhất là nên đợi đến 7-8 tháng; Dê cái 5-6 tuổi nên cho nghỉ đẻ. Tốt nhất là cho dê đẻ vào thời kỳ 2-4 năm tuổi. Dê chửa ít nhất 140 ngày, nhiều nhất 157 ngày thì đẻ (trung bình 147-150 ngày). Dê Việt Nam mỗi lần thường đẻ 2 con, có khi 3, ít khi 1 con. Dê Mông Cổ thường chỉ đẻ 1 con. Một năm dê có thể đẻ 2 lứa.
Hầu như tất cả các bộ phận của con dê (thịt dê, tiết dê, gan, dạ dày, tinh hoàn...) đều được dùng làm thuốc. Gần đây có nơi nấu cao dê hoặc chỉ dùng xương, hoặc dùng cả thịt lẫn xương (bỏ ruột gan) để nấu cao dê toàn tính.

c. Công dụng và liều dùng
Tiết dê (dương huyết): Máu dê vừa chảy ra cho ngay vào rượu 40 độ (1 phần tiết, 3-4 phần rượu), lắc đều. Ngày uống 20-40ml rượu này làm thuốc bổ huyết, chữa choáng váng, chóng mặt, nhức đầu, đau lưng. Theo tài liệu cổ, tiết dê có tác dụng giải những chất độc thuộc khoáng vật.

Thịt dê (dương nhục): Theo tài liệu cổ, thịt dê có vị ngọt, tính rất nóng, không độc, vào ba kinh tỳ, vị và can, có tác dụng trợ dương, bổ tinh huyết, dùng chữa ho lao, gầy yếu, phụ nữ sau khi sinh gầy yếu, khí hư, cạn sữa, huyết hôi đều dùng được. Dùng thịt tươi nấu chín cùng một số vị thuốc khác như xuyên khung, mỗi ngày dùng từ 40-60g.
Gan dê (dương can): Chữa những trường hợp can phong hư nhiệt, mắt mờ đỏ, sau khi khỏi sốt bị mờ mắt. Mỗi ngày ăn 30-60g nấu chín, dùng riêng hay phối hợp với một số vị thuốc khác.

Tinh hoàn dê: Trị thận yếu, tinh hoạt. Ngày dùng 25-30g, ngâm rượu uống.
Dạ dày dê: Chữa gầy yếu, ăn vào bị nôn mửa. Ngày uống 20-30g.
Ðơn thuốc có những vị thuốc lấy từ dê

Cao dê toàn tính: Chữa thiếu máu, hay đau bụng, gầy còm, hay đau mỏi lưng. Toàn con dê, mổ bỏ ruột, cạo lông, nấu với nước nhiều lần. Nước nấu được lọc trong, cô thành cao mềm. Ngày uống 5-10g.
 Cao dê Ninh Bình - cho tình xuân viên mãn

Dương quy sinh khương dương nhục thang: Chữa phụ nữ sau khi sinh xong suy yếu, gầy còm, kém ăn, ít sữa (trích ở sách Kim Quỹ): Ðương quy 5g, sinh khương 10g, thịt dê 40g. Nấu chín kỹ, chia làm hai lần ăn trong ngày.
Trẻ con hay ăn đất: Thịt dê 20g nấu kỹ lấy nước cho uống.
Chữa đau nhức xương: Thịt dê 100g, hoài sơn 100g, gạo tẻ một ít, nấu cháo thật nhừ ăn trong ngày.

Nguyên dương đại bổ (thuốc do Câu lạc bộ y học dân tộc TPHCM sản xuất từ tháng 4/1981 theo đơn của cố lương y Nguyễn Kiều): Viên hoàn 10g/hoàn, gồm 10 vị: Xương thịt dê non sấy khô, đậu đen, thổ phục linh, rau má, mạch nha, ngải cứu, cám nếp, diêm sinh, phèn chua, tất cả tán nhỏ luyện với mật ong thành hoàn. Có tác dụng bồi bổ toàn thân cho trẻ em, người cao tuổi, ngày dùng 1-2 hoàn.
Chú ý: Không nên dùng nhầm con dê núi Capra prisca và con sơn dương có tên khoa học Capri conrnis sumatresis, cũng gọi là dê núi hay dê rừng, thường ở núi đá vôi. Cả hai con này đều được dùng làm thuốc như dê nhà nhưng hiếm và quý hơn.

GS. ÐỖ TẤT LỢI

Cách nhận biết thịt dê thật như thế nào ?

Đầu bếp NTP (TP.HCM) có nhiều năm kinh nghiệm chế biến thịt dê, nên dễ dàng phân biệt thịt dê thật và thịt dê giả.



Anh bật mí: "Từ xưa đến nay thịt dê được coi là món ăn bổ dương rất tốt, cũng vì tính năng đó mà thịt dê trở nên nổi tiếng. Bạn có nghe câu này chưa:


                                                   Tái dê chấm với tương bần
                                            Ăn vào một miếng bần bần như dê
                                                        Đêm về vợ lại tỉ tê
                                              Tối mai ta lại tái dê tương bần?

Thực ra, thịt dê cũng kén người ăn, do có mùi hơi khó chịu. Thường trước khi cắt tiết dê, người ta đánh cho dê chạy "marathon" để ra mồ hôi, thải bớt chất hôi ra ngoài. Để khử mùi dê còn sót lại, thì có thể bóp thịt với rượu trắng và gừng băm nhuyễn, sau đó xả lại bằng nước lạnh, còn khi nấu thịt sôi lên phải vớt bỏ bớt phần mỡ đi. Nhưng nhờ dê có mùi đặc trưng vậy mà hay.

Do thịt dê khá đắt nên nhiều người bán thịt dê giả. Mùi thịt dê sống rất khó ngửi, đôi khi làm người khác dị ứng. Phân biệt thịt dê với các loại thịt khác bằng mũi là dễ nhận biết nhất. Khi bạn vào những quán ăn, nhà hàng bán thịt dê thật, thì sẽ nhận thấy ở những nơi này có mùi không dễ chịu lắm. Thịt dê khi nấu chín cũng vẫn còn mùi hăng ngái đặc trưng, có vị béo nồng. Vú dê thường là bộ phận nặng mùi nhất, càng kén người ăn. Món vú dê nướng hiện nay ở các quán thường được chế biến từ vú heo. Ngoài ra khi mua thịt dê, bạn cũng có cách phân biệt thịt dê thật - giả bằng mắt. Da dê mỏng, phần thịt dê toàn nạc, lại không dày như thịt bê. Xương dê cũng bén hơn phần xương bê.


Thịt dê tơ rất ngọt, ít mỡ nhiều nạc. Đặc biệt, tất cả bộ phận của dê đều có thể làm thuốc, đúng tinh thần "ăn gì bổ đó": dái dê và thận dê có tính bổ dương, người ta cắt lấy cả dái dê cùng với ngầu pín, lọc bỏ da, bóc sạch các lớp màng, hai quả thận mang đi nướng than rồi thả vào ngâm trong rượu với một ít mật dê, sau ba tháng thì dùng được. Cao dê chữa bệnh đau lưng, tiết dê pha rượu giúp bổ huyết, chữa đau đầu, choáng váng.

SDA (sưu tầm)

Dê núi Ninh Bình, món ăn say mắt say lòng

Dê núi dùng với rượu ngọc dương, lại ăn kèm quả sung, không có tác động gì mới lạ... Phải chăng vì thế mà các cô gái Ninh Bình dường như trở nên xinh đẹp hơn trong mắt nam du khách?

Dê núi Ninh Bình, món ăn say mắt say lòng 
Đặc sản Dê núi Ninh Bình
 
Dê núi Ninh Bình, một đặc sản có thương hiệu địa phương đã lai rai xuất hiện tại những trung tâm ẩm thực lớn của đất nước như Hà Nội, Sài Gòn. Có lẽ, dê núi Ninh Bình mới thật sự là dê núi và người dân ở đây đã rất tỉ mẩn chăm chút cho các món đặc sản thế mạnh của vùng này
Những “động vật hoang dã” duy nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường trên những vùng núi Ninh Bình chính là những đàn dê. Ngồi trên những chiếc xuồng xuôi ngược trên dòng Sào Khê chảy ngang qua khu du lịch Tràng An, du khách sẽ thấy nhiều chú dê be be tít tận những dốc đá hiểm trở đến mức mà hầu như ai cũng thắc mắc về phương cách leo trèo của đàn dê nhà này.

Tuyền, cô chèo đò xinh xắn trong đội chèo Tràng An cho biết, hầu như nhà nào trong làng của cô cũng có nuôi dê, nhưng chẳng ai có chuồng trại. Dê được đánh dấu sở hữu bằng cách sơn hay cắt tai, rồi được thả hoang trên núi, chỉ đến khi nào muốn bắt thịt thì người ta tìm cách giăng lưới bắt lại như bắt thú rừng. Sống hoang dã, các chàng và nàng dê núi ăn được nhiều loại cây cỏ tự nhiên, thịt sẽ rất nên vị thuốc nam theo quan niệm của người dân nơi đây.
Dê núi Ninh Bình ăn tại “bản địa” không quá dai cũng không quá mềm, do chúng chỉ ở tầm từ 15 – 25 ký, tầm thịt ngon nhất của “đời dê”. Ở dưới tầm này thịt sẽ quá mềm, và ở mức trên 30 ký, đa số dê núi sẽ được xuất đi khỏi tỉnh, như lời một chuyên gia ẩm thực, du lịch của tỉnh. Có lẽ vậy, món tái dê ăn tại Ninh Bình mới thật là tái tê! Chúng vừa mềm vừa giòn, vị ngọt mềm của thịt và vị giòn của da, ăn với tương bần, quả sung muối, kèm thêm những đinh lăng, lá mơ, lá sung, ngò gai, húng, quế…
Ưu thế tương tự cũng được dành cho món hấp. Cháo dê và dê quay là những đặc sản ít thấy ở các vùng khác. Ở những quán dê cận kề cố đô Hoa Lư, người ta quay dê nguyên con, vừa bán tại chỗ vừa phục vụ cho các buổi tiệc tùng, liên hoan, cưới hỏi. Dê núi Ninh Bình được chế biến khá phong phú, thêm nhiều món mang tính “vay mượn” từ các món cầy hay bò như rựa mận, nướng mỡ chài, áp chảo, chiên xù… Phụ nữ Ninh Bình trong thời kỳ cho con bú thường không ăn giò heo hầm mà thay vào đó là một cặp chân dê hầm, sữa cho nhiều hơn hẳn.
Không biết có phải vì các món dê núi hay không mà các cô gái Ninh Bình dường như trở nên xinh đẹp hơn trong mắt các nam du khách. Dê núi dùng với rượu ngọc dương, lại ăn kèm quả sung, nếu chẳng có tác động gì thì mới là điều lạ…

Nguồn: http://caodeninhbinh.blogspot.com/