Đầu bếp NTP (TP.HCM) có nhiều năm kinh nghiệm chế biến thịt dê, nên dễ dàng phân biệt thịt dê thật và thịt dê giả.
Anh bật mí: "Từ xưa đến nay thịt dê được coi là món ăn bổ dương rất tốt,
cũng vì tính năng đó mà thịt dê trở nên nổi tiếng. Bạn có nghe câu này
chưa:
Tái dê chấm với tương bần
Ăn vào một miếng bần bần như dê
Đêm về vợ lại tỉ tê
Tối mai ta lại tái dê tương bần?
Thực ra, thịt dê cũng kén người ăn, do có mùi hơi khó chịu. Thường trước
khi cắt tiết dê, người ta đánh cho dê chạy "marathon" để ra mồ hôi,
thải bớt chất hôi ra ngoài. Để khử mùi dê còn sót lại, thì có thể bóp
thịt với rượu trắng và gừng băm nhuyễn, sau đó xả lại bằng nước lạnh,
còn khi nấu thịt sôi lên phải vớt bỏ bớt phần mỡ đi. Nhưng nhờ dê có mùi
đặc trưng vậy mà hay.
Do thịt dê khá đắt nên nhiều người bán thịt dê giả. Mùi thịt dê sống rất
khó ngửi, đôi khi làm người khác dị ứng. Phân biệt thịt dê với các loại
thịt khác bằng mũi là dễ nhận biết nhất. Khi bạn vào những quán ăn, nhà
hàng bán thịt dê thật, thì sẽ nhận thấy ở những nơi này có mùi không dễ
chịu lắm. Thịt dê khi nấu chín cũng vẫn còn mùi hăng ngái đặc trưng, có
vị béo nồng. Vú dê thường là bộ phận nặng mùi nhất, càng kén người ăn.
Món vú dê nướng hiện nay ở các quán thường được chế biến từ vú heo.
Ngoài ra khi mua thịt dê, bạn cũng có cách phân biệt thịt dê thật - giả
bằng mắt. Da dê mỏng, phần thịt dê toàn nạc, lại không dày như thịt bê.
Xương dê cũng bén hơn phần xương bê.
Thịt dê tơ rất ngọt, ít mỡ nhiều nạc. Đặc biệt, tất cả bộ phận của dê
đều có thể làm thuốc, đúng tinh thần "ăn gì bổ đó": dái dê và thận dê có
tính bổ dương, người ta cắt lấy cả dái dê cùng với ngầu pín, lọc bỏ da,
bóc sạch các lớp màng, hai quả thận mang đi nướng than rồi thả vào ngâm
trong rượu với một ít mật dê, sau ba tháng thì dùng được. Cao dê chữa
bệnh đau lưng, tiết dê pha rượu giúp bổ huyết, chữa đau đầu, choáng
váng.
SDA (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét